Trong suốt quá trình hoạt động của 1 doanh nghiệp, việc thay đổi một số nội dung trên giấy phép kinh doanh để phù hợp với hoạt động kinh doanh hiện tại là vẫn đề thường gặp ở tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn với các thủ tục pháp lý do không có kinh nghiệm… dẫn đến tốn nhiều thời gian và chi phí không cần thiết. ACT chúng tôi nhận thay đổi giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp bao gồm: Thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ, thay đổi giám đốc, thay đổi ngành nghề, tăng vốn điều lệ…Đặc biệt, bạn chỉ cần gọi điện yêu cầu, chúng tôi thực hiện mọi yêu cầu thay đổi của bạn trong 3 ngày và thu hồ sơ tận nơi.

THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH

Thay đổi giấy phép kinh doanh gồm:

 Thay đổi ngành nghề
– Tăng giảm vốn điều lệ
– Thay đổi địa chỉ công ty
– Thay đổi thành viên, cổ đông
– Thay đổi người đại diện pháp luật

Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh

Giống như thủ tục thành lập công ty, bạn cũng sẽ phải hoàn thiện hồ sơ liên quan đến việc thay đổi giấy phép và nộp lên Sở KH-ĐT, sau đó là nhận Giấy chứng nhận ĐKKD mới.

– Bạn phải làm một bộ hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh theo mẫu hiện hành có chữ ký của Đại diện pháp luật/thành viên/cổ đông.
– Nộp đủ hồ sơ thay đổi giấy phép tại Sở KH-ĐT.
– Trong vòng 7 ngày, Sở KH-ĐT sẽ cấp Giấy chứng nhận ĐKKD mới.
– Sau 7 ngày, Đại diện pháp luật đến Sở KH-ĐT nhận Giấy chứng nhận ĐKKD mới.

Hồ sơ thay đổi công ty

– Thông báo đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
– Quyết định đổi địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp.
– Biên bản họp về việc đổi địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Hồ sơ thay đổi đại diện pháp luật

– Thông báo đổi đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
– Quyết định đổi đại diện pháp luật doanh nghiệp.
– Biên bản họp về việc đổi đại diện pháp luật doanh nghiệp.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
– Bản sao CMND/hộ chiếu của đại diện pháp luật mới.

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh

– Thông báo đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
– Quyết định đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
– Biên bản họp về việc đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
– Các giấy tờ liên quan đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Hồ sơ tăng vốn điều lệ

– Thông báo đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp.
– Quyết định đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp.
– Biên bản họp về việc đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
– Chứng nhận góp vốn của thành viên/cổ đông.

Hồ sơ thay đổi thành viên/cổ đông

– Thông báo đổi thành viên/cổ đông của doanh nghiệp.
– Quyết định đổi thành viên/cổ đông của doanh nghiệp.
– Biên bản họp về việc đổi thành viên/cổ đông của doanh nghiệp.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
– Danh sách thành viên/cổ đông mới.
– Bản sao CMND/ hộ chiếu của thành viên/cổ đông mới.
– Chứng nhận góp vốn của thành viên/cổ đông.
Hotline: 0767081076 – 0846717759
Địa chỉ: 849 Thích Thiện Hòa, Ấp 2, X.Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh

Với tôn chỉ “chuyên nghiệp – bảo mật thông tin”, KẾ TOÁN ACT là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, đồng hành cùng quý Doanh nghiệp an toàn trong mọi hoạt động.

LIÊN HỆ NGAY

Hỏi đáp

Nếu công ty có từ 3 thành viên trở lên thì nên thành lập loại hình nào?

Nếu doanh nghiệp có từ 3 thành viên trở lên thì cân nhắc chọn lựa giữa công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Theo thông tư số 111/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 29 tháng 9 năm 2021, thời hạn nộp tờ khai thuế TNDN của quý 1/2023 tại Việt Nam được quy định như sau:

  • Thời hạn nộp tờ khai qua mạng là đến 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý (tức là đến ngày 30/4/2023).
  • Thời hạn nộp tờ khai trên giấy là đến ngày 20/4/2023.

Nếu quý doanh nghiệp muốn nộp tờ khai qua mạng thì nên đăng ký sử dụng dịch vụ trước để chuẩn bị và nộp đúng hạn. Nếu doanh nghiệp nộp trễ sẽ bị áp dụng các khoản phạt theo quy định của pháp luật thuế.

Chào Anh, nhà chung cư chỉ có chức năng để ở nên sẽ không dùng để đăng ký làm trụ sở kinh doanh của công ty được ạ.

Để tính thuế VAT hàng quý, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:

  1. Tính doanh thu: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý.

  2. Tính giá trị gia tăng (GTGT): Giá trị gia tăng là số tiền bạn tính thêm vào giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. GTGT được tính bằng cách nhân giá trị hàng hoá hoặc dịch vụ bán ra với tỉ lệ thuế GTGT hiện hành, hiện nay là 10%.

  3. Tính thuế GTGT phải nộp: Thuế GTGT phải nộp trong quý được tính bằng công thức sau:

Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng × Tỉ lệ thuế GTGT hiện hành

  1. Tính số thuế GTGT được khấu trừ: Nếu bạn đã mua hàng hóa hoặc dịch vụ của các nhà cung cấp khác và đã thanh toán tiền cho chúng, bạn có thể khấu trừ số thuế GTGT đã trả cho các khoản này khỏi số thuế GTGT phải nộp. Số tiền này được gọi là thuế GTGT khấu trừ.

Số tiền thuế GTGT khấu trừ được tính bằng tổng giá trị các hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ được phép khấu trừ trong quý, nhân với tỉ lệ thuế GTGT hiện hành.

  1. Tính số thuế GTGT phải nộp cuối cùng: Số tiền thuế GTGT phải nộp cuối cùng là hiệu của số tiền thuế GTGT phải nộp và số tiền thuế GTGT khấu trừ.

Ví dụ: Giả sử doanh thu của bạn trong quý là 100 triệu đồng. Số tiền GTGT bạn phải tính là 10 triệu đồng (100 triệu đồng x 10%). Nếu bạn đã mua hàng hóa hoặc dịch vụ khác với số thuế GTGT là 2 triệu đồng, số tiền thuế GTGT phải nộp của bạn sẽ là 8 triệu đồng (10 triệu đồng - 2 triệu đồng).

Trong suốt quá trình hoạt động của 1 doanh nghiệp, việc thay đổi một số nội dung trên giấy phép kinh doanh để phù hợp với hoạt động kinh doanh hiện tại là vẫn đề thường gặp ở tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn với các…