Khôi phục mã số thuế là việc chuyển trạng thái mã số thuế từ trạng thái “ngừng hoạt động” trở về trạng thái “Người Nộp Thuế đang hoạt động”. Việc khôi phục mã số thuế thường được gọi dân dã là “mở mã số thuế“. Việc mở lại mã số thuế được hướng dẫn bởi thông tư 95/2016/TT-BTC.

KHÔI PHỤC MÃ SỐ THUẾ

Các trường hợp khôi phục mã số thuế

Người nộp thuế là tổ chức kinh tế hoặc tổ chức khác bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép tương đương , cơ quan thuế đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định, nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép tương đương.

Đối với việc mở lại mã số thuế thường được phải nắm được lý do bị đóng ( Bỏ địa chỉ kinh doanh, nợ tờ khai thuế, nợ thuế,…) sau đó khắc phục các lý do trên. Thông thường việc này rất mất nhiều thời gian vì đi đi lại lại rất nhiều lần đến cơ quan thuế hoặc cơ quan ban ngành khác, do vậy trường hợp khách hàng không có nhiều thời gian thực hiện thủ tục này.

Hãy liên hệ với chúng tôi để giải quyết vấn đề nhanh chóng nhất.

Gọi Ngay – Hotline: 0977 556 904

KHÔI PHỤC MÃ SỐ THUẾ

Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế

Khôi phục mã số thuế do cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy phép

Hồ sơ gồm:

  • Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT;
  • Bản sao không cần chứng thực văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương của cơ quan có thẩm quyền.

Khôi phục mã số thuế cho doanh nghiệp, hộ gia đình đối với trường hợp bỏ địa chỉ kinh doanh mà chưa có quyết định thu hồi đăng ký kinh doanh

Hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT.

Khôi phục mã số thuế khi thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế mà chưa có thông báo chấm dứt hiệu lực của cơ quan thuế

Hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT.

KHÔI PHỤC MÃ SỐ THUẾ

Xử lý khôi phục mã số thuế và trả kết quả

Đối với trường hợp huỷ bỏ quyết định thu hồi

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế trong trường hợp bị thu hồi mã số thuế hoặc ngay sau khi phát hiện việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế sai do lỗi của cơ quan thuế theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này, cơ quan thuế thực hiện:

– Lập Thông báo khôi phục mã số thuế mẫu số 19/TB-ĐKT.

– In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Cơ quan thuế thực hiện cập nhật trạng thái mã số thuế cho người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo khôi phục mã số thuế.`

Đối với trường hợp bỏ trụ sở

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế trong trường hợp không hoạt động tại trụ sở, cơ quan thuế lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có) và thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hoá đơn theo quy định, đồng thời thực hiện xác minh thực tế tại địa chỉ trụ sở kinh doanh của người nộp thuế và lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký theo hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế (người nộp thuế phải ký xác nhận vào Biên bản), đồng thời người nộp thuế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế chấp hành đầy đủ các hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn, nộp đủ số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), cơ quan thuế thực hiện:

– Lập Thông báo khôi phục mã số thuế cho người nộp thuế mẫu số 19/TB-ĐKT

– In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

– Thông báo khôi phục mã số thuế cho người nộp thuế được gửi người nộp thuế (theo địa chỉ nhận thông báo thuế đã đăng ký; địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên của công ty hợp danh; địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan thuế để nộp hồ sơ khai thuế qua mạng – nếu có); cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Viện Kiểm sát, cơ quan Công an trên địa bàn; cơ quan cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo, đồng thời thực hiện cập nhật trạng thái mã số thuế của người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Đối với trường hợp nộp hồ sơ đóng mã nhưng chưa hoàn thành và muốn hoạt động trở lại

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế trong trường hợp đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST nhưng muốn hoạt động trở lại, cơ quan thuế lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có) và thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hoá đơn theo quy định.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế chấp hành đầy đủ các hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn, nộp đủ số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), cơ quan thuế thực hiện:

– Lập Thông báo khôi phục mã số thuế cho người nộp thuế mẫu số 19/TB-ĐKT

– In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

– Cơ quan thuế thực hiện cập nhật trạng thái mã số thuế cho người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo khôi phục mã số thuế.

KHÔI PHỤC MÃ SỐ THUẾ

Dịch vụ khôi phục mã số thuế:

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ

– Soạn thảo hồ sơ và tài liệu cần thiết chuyển cho khách hàng tham khảo và hướng dẫn khách hàng ký hồ sơ;

–  Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước;

–  Thay mặt khách hàng trao đổi với chuyên viên phụ trách hồ sơ trong trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung;

–  Thay mặt khách hang nhận kết quả từ các cơ quan.

Với tôn chỉ “chuyên nghiệp – bảo mật thông tin”, KẾ TOÁN ACT là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, đồng hành cùng quý Doanh nghiệp an toàn trong mọi hoạt động.

LIÊN HỆ NGAY

Hỏi đáp

Nếu công ty có từ 3 thành viên trở lên thì nên thành lập loại hình nào?

Nếu doanh nghiệp có từ 3 thành viên trở lên thì cân nhắc chọn lựa giữa công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Theo thông tư số 111/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 29 tháng 9 năm 2021, thời hạn nộp tờ khai thuế TNDN của quý 1/2023 tại Việt Nam được quy định như sau:

  • Thời hạn nộp tờ khai qua mạng là đến 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý (tức là đến ngày 30/4/2023).
  • Thời hạn nộp tờ khai trên giấy là đến ngày 20/4/2023.

Nếu quý doanh nghiệp muốn nộp tờ khai qua mạng thì nên đăng ký sử dụng dịch vụ trước để chuẩn bị và nộp đúng hạn. Nếu doanh nghiệp nộp trễ sẽ bị áp dụng các khoản phạt theo quy định của pháp luật thuế.

Chào Anh, nhà chung cư chỉ có chức năng để ở nên sẽ không dùng để đăng ký làm trụ sở kinh doanh của công ty được ạ.

Để tính thuế VAT hàng quý, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:

  1. Tính doanh thu: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý.

  2. Tính giá trị gia tăng (GTGT): Giá trị gia tăng là số tiền bạn tính thêm vào giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. GTGT được tính bằng cách nhân giá trị hàng hoá hoặc dịch vụ bán ra với tỉ lệ thuế GTGT hiện hành, hiện nay là 10%.

  3. Tính thuế GTGT phải nộp: Thuế GTGT phải nộp trong quý được tính bằng công thức sau:

Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng × Tỉ lệ thuế GTGT hiện hành

  1. Tính số thuế GTGT được khấu trừ: Nếu bạn đã mua hàng hóa hoặc dịch vụ của các nhà cung cấp khác và đã thanh toán tiền cho chúng, bạn có thể khấu trừ số thuế GTGT đã trả cho các khoản này khỏi số thuế GTGT phải nộp. Số tiền này được gọi là thuế GTGT khấu trừ.

Số tiền thuế GTGT khấu trừ được tính bằng tổng giá trị các hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ được phép khấu trừ trong quý, nhân với tỉ lệ thuế GTGT hiện hành.

  1. Tính số thuế GTGT phải nộp cuối cùng: Số tiền thuế GTGT phải nộp cuối cùng là hiệu của số tiền thuế GTGT phải nộp và số tiền thuế GTGT khấu trừ.

Ví dụ: Giả sử doanh thu của bạn trong quý là 100 triệu đồng. Số tiền GTGT bạn phải tính là 10 triệu đồng (100 triệu đồng x 10%). Nếu bạn đã mua hàng hóa hoặc dịch vụ khác với số thuế GTGT là 2 triệu đồng, số tiền thuế GTGT phải nộp của bạn sẽ là 8 triệu đồng (10 triệu đồng - 2 triệu đồng).

Khôi phục mã số thuế là việc chuyển trạng thái mã số thuế từ trạng thái “ngừng hoạt động” trở về trạng thái “Người Nộp Thuế đang hoạt động”. Việc khôi phục mã số thuế thường được gọi dân dã là “mở mã số thuế“. Việc mở lại mã số thuế được hướng dẫn bởi…